Các bài mẫu phân tích Bài ca ngất ngưởng của tác giả Nguyễn Công Trứ dưới đây chắc chắn sẽ là tài liệu cần thiết cho các em học sinh lớp 11 chuẩn bị cho các kì thi sắp tới. Hôm nay Top 10 Branding sẽ tổng hợp Top 15 bài phân tích bài thơ Bài ca ngất ngưởng hay nhất. Hãy cùng cúng tôi tìm hiểu nhé!
Xem thêm:
Sơ đồ tư duy Bài ca ngất ngưởng
#phantichbaicangatnguong #danybaicangatnguong #sodotuduybaicangatnguong
Phân tích bài Bài ca ngất ngưởng
Nguyễn Công Trứ không chỉ là một vị quan mà còn là một nhà thơ, nhà văn lớn của văn học Việt Nam nói chung và văn học trung đại nói riêng. Nguyễn Công Trứ sáng tác rất nhiều, đặc biệt là thơ văn chữ Nôm và thông qua những sáng tác ấy hiện lên rõ nét phong cách độc đáo của ông. Và có thể nói, bài thơ “Bài ca ngất ngưởng” – tác phẩm được xem như bản tổng kết về cuộc đời của Nguyễn Công Trứ là một trong số những sáng tác tiêu biểu nhất của ông.
Đọc bài thơ “Bài ca ngất ngưởng” của Nguyễn Công Trứ người đọc sẽ dễ dàng nhận thấy “ngất ngưởng” chính là cảm hứng xuyên suốt toàn bộ bài thơ, nó xuất hiện bốn lần trong tác phẩm. Vậy từ “ngất ngưởng” trong bài thơ nên được hiểu như thế nào? Như chúng ta đã biết, “ngất ngưởng” là một từ láy dùng để chỉ độ cao – cao hơn người khác, vật khác và luôn ở trong trạng thái nghiêng ngả, chực đổ, nó không hoàn toàn vững nhưng cũng không thể nào đổ được.
Tuy nhiên, trong tác phẩm, “ngất ngưởng” không phải được dùng với nghĩa ấy mà nó được sử dụng ở một tầng nghĩa khác, đó chính là lối sống, thái độ sống của tác giả. Và với cách hiểu đó, chúng ta sẽ thấy bài thơ có nhiều điều thú vị, hấp dẫn.
Trước hết, trong sáu câu thơ đầu của bài thơ, tác giả đã thể hiện rõ nét sự ngất ngưởng khi ở chốn làm quan. Đầu tiên, sự ngất ngưởng ở chốn làm quan được thể hiện ở sự khẳng định vai trò, vị trí của chính mình trong trời đất:
Vũ trụ nội mạc phi phận sự
Ông Hi Văn tài bộ đã vào lồng
Với hai câu thơ nhưng tác giả đã cho thấy thái độ về vị trí của mình. Với ông, mọi việc trong vũ trụ, trời đất đều là việc của mình, đồng thời, ông coi việc nhập thế chính là cách để ông bộc lộ tài ba, trí tuệ của mình. Và để rồi, từ sự khẳng định ấy, ông đã phô diễn, đã khoe tài năng, danh vị của mình:
Khi Thủ khoa, khi Tham tán, khi Tổng đốc Đông
Gồm thao lược đã nên tay ngất ngưởng
Lúc bình Tây cờ đại tướng
Có khi về Phủ doãn Thừa Thiên.
Trong bốn câu thơ, tác giả đã sử dụng hàng loạt từ Hán Việt – Thủ khoa, Tham tán, Tổng đốc Đông,… cùng bút pháp liệt kê và điệp ngữ, từ đó cho người đọc thấy rõ tài năng và danh vị của mình. Có thể thấy, Nguyễn Công Trứ là người văn võ song toàn, đồng thời giữ nhiều chức vị quan trọng trong cuộc đời làm quan của mình. Như vậy, trong sáu câu thơ đầu nào thơ, tác giả đã nói về tài năng, khoa danh vị của mình với một thái độ đầy trang trọng, nhấn mạnh và đầy tự hào.
Không chỉ ngất ngưởng ở chốn làm quan, Nguyễn Công Trứ còn ngất ngưởng cả trong lối sống sau khi đã cáo quan về hưu, điều đó được thể hiện chân thực và rõ nét trong mười ba câu còn lại của bài thơ. Trước hết, lối sống ngất ngưởng của Nguyễn Công Trứ khi cáo quan về hưu được thể hiện ở lối sống khác người, khác đời, trái khoáy.
Đô môn giải tổ chi niên
Đạc ngựa bò vàng đeo ngất ngưởng
Hai câu thơ đã gợi lên trước mắt chúng ta dáng ngồi ngất nghểu của tác giả trên lưng con bò vàng được trang sức bằng đạc ngựa – một dáng vẻ khác người, như muốn khiêu khích, trêu ngươi. Và để rồi, khi thả hồn mình vào mây trắng, núi cao, dáng vẻ ngất ngưởng của tác giả vẫn không thay đổi:
Kìa núi nọ phau phau mây trắng
Tay kiếm cung mà nên dạng từ bi
Gót tiên theo đủng đỉnh một đôi gì
Bụt cũng nực cười ông ngất ngưởng
Có lẽ trong văn học, chưa bao giờ chúng ta thấy một người nào đi vãn cảnh chùa giống như Nguyễn Công Trứ. Đi vãn cảnh chùa – nơi chốn thanh cao, tao nhã vậy mà lại mang theo một cô gái hầu. Cái dáng vẻ, cái lối sống ấy của ông khiến Bụt cũng phải chào thua, cũng phải bật cười.
Reactie plaatsen
Reacties