Phân tích Vào phủ chúa Trịnh hay nhất

Gepubliceerd op 21 maart 2023 om 02:46

 

Các bài mẫu phân tích Vào phủ chúa Trịnh của tác giả Lê Hữu Trác dưới đây chắc chắn sẽ là tài liệu cần thiết cho các em học sinh lớp 11 chuẩn bị cho các kì thi sắp tới. Hôm nay Top 10 Branding sẽ tổng hợp Top 15 bài phân tích bài Vào phủ chúa Trịnh hay nhất. Hãy cùng cúng tôi tìm hiểu nhé!

Phân tích bài Vào phủ chúa Trịnh ngắn nhất

Hải Thượng Lãn Ông – Lê Hữu Trác được biết đến không chỉ là một danh y nổi tiếng, mà còn là một tác giả có nhiều tác phẩm văn học có giá trị thời trung đại. Mà ở Lê Hữu Trác để lại cho đời một sự nghiệp y học đồ sộ, nổi bật hơn cả là bộ “Hải Thượng y tông tâm lĩnh” đã và đang  được coi là bách khoa toàn thư về y học thế kỉ XVIII. Có thể nói rằng các tác phẩm của ông không chỉ có giá trị về y học mà còn mang nhiều giá trị văn học sâu sắc vì đã ghi lại cảm xúc chân thật cùng như bộc lộ tâm huyết, đức độ của người thầy thuốc.

Tác phẩm “Thượng kinh kí sự “ được coi là tập kí sự nổi tiếng trong cuộc đời Lê Hữu Trác. Và tác phẩm đã kể về cuộc sống xa hoa trong phủ chúa Trịnh và quyền uy thế lực nhà chúa cũng như những điều mắt thấy tai nghe nhân dịp được chúa Trịnh Sâm triệu vào chữa bệnh. Dường như thật dễ nhận thấy đoạn trích vào Trịnh phủ không chỉ miêu tả cuộc sống xa hoa ở phủ chúa, mà còn thể hiện rõ nét tâm hồn và nhân cách của vị lương y tài hoa đức độ này.

“Vào phủ chúa Trịnh” chính là đoạn trích kể lại sự việc tác giả được chúa Trịnh Sâm triệu vào chữa bệnh cho Đông Cung Thế tử Trịnh Cán. Qua đoạn trích, tác giả đã thể hiện rất khéo léo và chân thực bức tranh sinh động về cuộc sống kiêu sa, vương giả và hiện thực cuộc sống nơi phủ chúa. Vào Trịnh phủ được cói là một phần của tập Thượng kinh kí sự, là tác phẩm thuộc thế kỉ. Có lẽ mà vì vậy đoạn trích là lời kể mộc mạc và chân thực, có ghi rõ thời gian Mồng 1 tháng 2, sáng tinh mơ và có sự việc: “Có thánh chỉ triệu vào cung”. Song điều làm cho chúng ta chú ý ở đây không gì khác đó là cảnh vàng son nơi phủ chúa hiện lẽn vô cùng rực rờ qua cái nhìn của tác giả.

Cos thể nói ban đầu Lê Hữu Trác được hò chìm trong khung cảnh vườn phủ chúa “Tôi ngẩng đầu lên, đâu đâu cũng là cây cối um tùm, chim kêu ríu rít, danh hoa đua thắm, gió đung đưa thoang thoảng mùi hương”. Và thật không khó để chúng nhận thấy được cảnh vật ấy khiến cho ta có cảm giác, nơi đây là một khu vườn địa đàng nào đó trên tiên giới trong các truyện cổ tích dân gian, chứ không phải cảnh ở hiện thực mà tác giả nhìn thấy. Sau đó tác giả ghi lại những sự việc mình được mắt thấy tai nghe. Có thể nói những dãy hành lang quanh co nối nhau liên tiếp, người qua lại như mắc cửi.

Đồng thời tác giả Lê Hữu Trác cũng đã khéo léo bộc lộ những nét suy nghĩ chân thành khi có việc liên quan được đặt chân vào một nơi mà chính tác già cũng nghĩ mình đang ở trong mơ: Tôi nghĩ bụng: mình vốn con quan… Khi vừa mới đặt chân đến nơi đây, nơi phủ chúa Trịnh thì ông mới hay cái cảnh giàu sang của vua chúa thực khác hẳn người thường. Và có thể chính điều này chứng tó thái độ ngỡ ngàng đến bất ngờ của tác giả. Khung cảnh giàu sang đó là ngoài sức tưởng tượng của ông. Đứng trước cảnh đẹp nguy nga lộng lẫy  đệ nhất trời Nam ấy, tâm hồn người thầy thuốc tràn ngập một cảm xúc chân thành cứa một tâm hồn nhạy cảm.

Lính nghìn cửa vác đòng nghiêm ngặt

Cả trời Nam sang nhất là đây…

… Khác gì ngư phủ đào nguyên thủa nào.

Bản thân ông vốn là một con người không màng danh lợi, phú quý vinh hoa nhưng đứng trước khung cảnh hoành tráng này, Lê Hữu Trác lại không hề tỏ ra miệt thị, phản diện trong cách nhìn nơi mà ông không hề muốn đến này. Mà ngược lại ông vẫn ngợi ca, và vẫn ngập tràn tình cảm, xúc cảm trước vẻ đẹp tuyệt vời nơi đây, có được điều này là do Lê Hữu Trác là nhà thơ có tâm hồn giàu cảm xúc trước thiên nhiên, tạo vật, thế sự.

 

Xem thêm:

 

 

Sơ đồ tư duy Vào phủ chúa Trịnh

 

 

Soạn bài Vào phủ chúa Trịnh

 

 

#phantichsvaophuchuatrinh #sodotuduyvaophuchuatrinh #soanbaivaophuchuatrinh

 

Reactie plaatsen

Reacties

Er zijn geen reacties geplaatst.