Phân tích Vợ nhặt chi tiết nhất

Gepubliceerd op 6 maart 2023 om 03:10

 

Các bài phân tích Vợ nhặt Kim Lân dưới đây chắc chắn sẽ là tài liệu cần thiết cho các em học sinh lớp 12 chuẩn bị cho các kì thi sắp tới. Hôm nay Top 10 Branding sẽ tổng hợp Top 20 bài phân tích tác phẩm Vợ Nhặt của Kim Lân hay nhất. Hãy cùng cúng tôi tìm hiểu nhé! 

phân tích bài Vợ nhặt

Kim Lân được biết đến cũng chính là nhà văn của làng quê Việt Nam với người nông dân Việt Nam. Có một cách viết chân chất, mộc mạc và ông lại chắt lọc và sáng tạo lên những hình ảnh nhân vật điển hình cho làng quê. Không sai chút nào khi người ta nói văn của Kim Lân đi sâu vào lòng người đọc bởi tình cảm bình dị và vô cùng đời thường. “Vợ nhặt” là một trong những truyện ngắn vô cùng đặc sắc của Kim Lân khi ông đã tái hiện thành công xã hội nghèo khổ, cùng cực, bế tắc của người nông dân thế nhưng trong đau khổ họ vẫn luôn khao khát có được một cuộc sống hạnh phúc, yêu thương.

Đọc truyện ngắn “Vợ nhặt” của Kim Lân là một tác phẩm đã được ra đời trong thời kỳ đất nước đang rơi vào nạn đói năm 1945. Có thể nói đời sống nhân dân lúc này đây bần cùng, kẻ sống người chết nham nhảm. Và một khung cảnh thê lương đó dường như cũng đã diễn tả được cái đói đang hoành hành, đời sống nhân dân thê thảm biết bao nhiêu.

Độc đáo ngay từ khi đọc nhan đề của tác phẩm, Kim Lân dường như cũng đã dẫn người đọc khám phá cuộc sống của những điều khốn khổ, cuộc sống bần hàn nhất. “Vợ nhặt” chính là chi tiết và đồng thời cũng là tình huống truyện thắt nút làm nên cuộc đời của từng nhân vật được hé mở ra.

Mở đầu truyện ngắn người đọc cũng nhận thấy được nhân vật anh Tràng “hắn bước đi ngật ngưỡng, vừa đi vừa tủm tỉm cười, hai bên quai hàm bạnh ra,…” Nhà văn cũng chỉ miêu tả một vài những chi tiết nhỏ nhưng cũng đã khiến cho người đọc cũng lại cảm nhận thấy được diện mạo của người nông dân nghèo khổ trong xã hội. Có thể nhận thấy được chính vài chi tiết tiêu biểu, Kim Lân đã vẽ được chính lên trước mặt người đọc hình ảnh người nông dân nghèo đói khổ biết bao nhiêu, cái nghèo như làm họ xơ xác, bộn bề lo lâu đến cùng cực.

Tác giả Kim Lân dường như cũng đã thật khéo để xây dựng nên tình huống truyện độc đáo và cũng vô cùng mới lạ, làm thay đổi cuộc đời của một con người. Người đọc như cũng lại nhận thấy được chính tình huống Tràng “nhặt” được vợ như nới lên chính sự thê thảm và vô cùng éo le của những con người chính trong xã hội lúc bấy giờ. Người đọc dường như cũng lại cảm nhận thấy được chính hình ảnh vợ anh cu Tràng dần dần hiện ra dưới ngòi bút miêu tả thật độc đáo của nhà văn đầy ám ảnh đó chính là chi tiết miêu tả “thị cắp cái thúng con, đầu hơi cúi xuống và cái nón rách tàng tàng nghiêng nghiêng che khuất đi nửa mặt. Thị có vẻ rón rén, e thẹn”. Người đọc cũng nhận thấy được đây là một người đàn bà nghèo khổ, và ở người đàn bà này không còn thứ gì giá trị gì thị lại khi đi cạnh một người đàn ông nghèo khổ, và có một cuộc sống như thật cùng cực đúng là một đôi trời sinh vậy.

Thực sự cũng chính giữa cái đưa vợ “nhặt” được về nhà, Kim Lân đã xây dựng nên khung cảnh đìu hiu, nó dường như cũng lại thật ảm đạm của xóm nghèo la liệt những xác chết đói nữa. Thế rồi chính không khí lúc này đây cũng thê thảm, một buổi chiều nơi xóm ngụ cư này bị cái đói, cái nghèo đè nén thật tang thương biết bao nhiêu. Cái đói, cái nghèo đó như cũng đè nén sự sống đến chìm nghỉm khiến cho mọi người khi đọc câu văn cũng cảm nhận thấy được có những phận nghèo thật long đong và bước vào đường cùng không lối thoát. Khung cảnh mà Tràng dắt vợ về đã khiến cho điều đáng chú ý chính là cách những người hàng xóm hỏi thăm Tràng về chính người đàn bà như đang đi bên cạnh Tràng. Người đàn bà không còn vẻ chua ngoa như trước mà đã biết thẹn thùng đi sau Tràng khi về làm vợ. Trong cảnh đói nghèo đó đến miếng ăn và bản thân mỗi người còn chẳng lo đủ thế mà lại lấy vợ thì thực đây là một điều lạ. Điều lạ này lại lạ với tất cả mọi người, với lũ trẻ con, với tất cả người dân xóm ngụ cư, với bà cụ Tứ và cả với Tràng nữa.

Truyện ngắn còn đặc sắc và mang được tính nhân văn cao đó là khi trở về nhà, hình ảnh bà cụ Tứ – mẹ Tràng dường như cũng lại được nhà văn Kim Lân khắc họa diễn biến và có thể nhận ra được cũng chính sự chuyển đổi trong tâm tình thật tài tình và sâu sắc biết bao nhiêu. Chắc chắn rằng chính người đọc sẽ hiểu hơn tấm lòng một người mẹ bao dung và hiền hậu của bà cụ Tứ. Làm sao có thể quên được chi tiết đó chính là bà Tứ nhận ra được và hiểu được mọi sự tình khi Tràng dẫn người vợ nhặt về. Những sự băn khoăn, những sự lo lắng của bà cụ Tứ dường như cũng đã hiển hiện rõ hơn thế rồi bà cũng lại động viên các con tin tưởng vào tương lai. Thế rồi hình ảnh đặc sắc “nồi cháo cám” chính là hiện thân của cái đói nghèo đến cùng cực trong một gia đình ngay trong nạn đói. Tâm trạng của mỗi nhân vật như cũng đổi khác và ai ai cũng mong vun vén cho hạnh phúc gia đình của mình ngay trong nạn đói đó. Người đọc cũng lại nhận thấy được chính bên cạnh đó hình ảnh lá cờ đỏ sao vàng xuất hiện ở ngay cuối truyện ngắn đã mang đến chút niềm tin và hi vọng về một tương lai tươi sáng hơn mà nhà văn Kim Lân muốn thể hiện.

Có thể nhận thấy rằng chính bằng ngòi bút miêu tả chân thực, sinh động, cách khắc họa tâm lý nhân vật sắc sảo và cũng vô cùng độc đáo và cốt truyện “Vợ nhặt” mang được đầy bất ngờ. Kim Lân dường như cũng đã vẽ lại trước mắt người đọc khung cảnh đói nghèo tràn lan của xã hội Việt Nam những năm 1945. Thông qua đó tác giả cũng nhấn mạnh tình yêu thương giữa người với người luôn bất diệt ngay trong cả lúc cái chết chiếm lĩnh.

 

Xem thêm:

 

 

Dàn ý Vợ nhặt chi tiết

 

 

Sơ đồ tư duy Vợ nhặt

 

Reactie plaatsen

Reacties

Er zijn geen reacties geplaatst.